Công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo đã sẵn sàng chuyển giao

Viện Bảo vệ thực vật vừa công bố nghiên cứu thành công nấm đông trùng hạ thảo. Đây là một tin vui với giới y học Việt Nam và đặc biệt là với người dân vì trong tương lai gần họ sẽ được chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ bằng thứ dược liệu trân quý “made in Vietnam” với giá thành rẻ hơn nhiều so  với đông trùng hạ thảo tự nhiên.

Thực trạng nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Việt Nam

Trong chuyến sang thăm một Trung tâm phòng chống ung thư ở Mỹ đang làm về nấm đông trùng hạ thảo, nhóm khoa học thuộc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) cho rằng Việt Nam cũng có thể tạo ra loại nấm này và từ năm 2011 Trung tâm bắt đầu thực hiện và đến nay đã thành cônng.

Nhiều người cho rằng, đông trùng hạ thảo là sinh vật đặc biệt, ở dạng côn trùng vào mùa đông, còn mùa hè thì hóa thành cây cỏ nên mới có tên như vậy. Tuy nhiên theo giới khoa học, đông trùng hạ thảo là tên gọi chung cho một nhóm nấm ký sinh và gây bệnh trên côn trùng. Cuối mùa thu đầu đông, chúng ký sinh gây bệnh trên côn trùng. Đến mùa hạ, khi nhiệt độ tăng lên, nấm phát sinh thành quả, mọc thành dạng cây cỏ.

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên ký chủ nhộng tằm. Ảnh: Phạm Nhạ.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo không phải là chuyện dê dàng. Bởi vì đặc tính sinh học của chúng chỉ phát triển trên các cao nguyên lạnh giá quanh năm như cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng ở Trung Quốc (có độ cao trung bình trên 4000m so với mặt nước biển). Ngoài đặc tính ở trên, chúng còn đòi hỏi nguồn dinh dưỡng, vật ký sinh phù hợp … để phát triển thành đông trùng hạ thảo. Vượt qua bao khó khăn mày mò nghiên cứu, gần đây Ngô Kim Lai đã nghiên cứu thành công “nấm” đông trùng hạ thảo (đông trùng hạ thảo gồm 2 phần, phần thân sâu và phần nấm). Nay các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và phát triển thành công đông trùng hạ thảo chính hiệu gồm phần nấm và phần sâu.

Trên thế giới, đông trùng hạ thảo khai thác ngoài tự nhiên rất hiếm, chủ yếu ở độ cao 3.200 mét thuộc dãy núi Himalaya và vùng Tây Tạng. Mỗi năm sản lượng thu được chỉ 80 kg nên giá thành rất cao từ 1,2 đến 1,6 tỷ đồng một kg. Trên thị trường Hà Nội, nấm đông trùng hạ thảo chủ yếu là do nuôi trồng.

Nhóm khoa học Viện Bảo vệ thực vật đã nhập giống nấm với chi phí hơn 1.000 USD một mẫu để nhân nuôi và nghiên cứu.

Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cao, trong đó nhóm tập trung vào hai hợp chất chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch.

Sau khi nhập giống về, nhóm tập trung nghiên cứu công nghệ nuôi trồng, trong đó đi sâu tìm hiểu về thành phần môi trường dinh dưỡng; các yếu tố tác động như sinh thái, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng; từ đó tạo điều kiện trong phòng thí nghiệm phù hợp cho nấm phát triển.

Các nhà khoa học nuôi đông trùng hạ thảo bằng hai phương pháp ở môi trường nhân tạo nhân sinh khối lượng và nuôi trực tiếp trên ký chủ là con nhộng tằm. “Với ký chủ là nhộng tằm, chúng tôi có thể chủ động được nguồn cung cấp và nó là loài côn trùng làm thức ăn cho con người nên không gây hại”, ông Nhạ nói.

Trong môi trường nhân tạo, có hai thành phần dinh dưỡng chính là dinh dưỡng nuôi nấm đông trùng hạ thảo phát triển và giá thể để đỡ thường là gạo lứt. Các nhà khoa học đã khử trùng hết yếu tố vi sinh vật bên ngoài, sau đó mới cấy nấm đông trùng hạ thảo vào bên trong với thời gian phát triển 60-75 ngày sẽ có được sản phẩm hoàn thiện.

Cong-nghe-nuoi-trong-dong-trung-ha-thao-da-san-sang-chuyen-giao2

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên môi trường nhân sinh khối. Ảnh: Phạm Nhạ

Công nghệ nuôi trồng đã sẵn sàng chuyển giao

Nhóm nghiên cứu Viện bảo vệ thực vật sẵn sàng chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo cho các bên có khả năng và mong muốn nhân rộng sản phẩm để bán tới người tiêu dùng.

“Là nhà khoa học, hơn ai hết chúng tôi mong muốn các nghiên cứu sẽ được thương mại hóa để đưa sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng. Vì vậy chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu”, tiến sĩ Phạm Văn Nhạ, Phó giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) – đơn vị vừa thành công trong nghiên cứu về nấm đông trùng hạ thảo – loại dược liệu quý hiếm cho biết.

Đây được cho là động thái tích cực để đưa loại dược liệu quý hiếm tới nhiều người tiêu dùng. Bởi từ trước đến nay, do giá thành của đông trùng hạ thảo rất cao, trong khi ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nhiều đơn vị không muốn chuyển giao công nghệ ra ngoài, mà thường giữ độc quyền phân phối.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nhạ, không phải doanh nghiệp hay cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tiếp nhận công nghệ này vì để nhân nuôi nấm đông trùng hạ thảo, cần phải có chuyên môn nhất định về vi sinh vật, côn trùng, sinh học và có cơ sở phòng thí nghiệm đảm bảo.

Nhà khoa học này cho rằng, nếu chuyển giao kỹ thuật, các doanh nghiệp nhân nuôi và bán ra thị trường với khối lượng lớn, giá thành của đông trùng hạ thảo có thể giảm xuống nhưng không nhiều, vì hiện ở Việt Nam rất ít nơi có thể tạo ra sản phẩm này, trong khi chi phí bỏ ra sản xuất lại cao.

Cong-nghe-nuoi-trong-dong-trung-ha-thao-da-san-sang-chuyen-giao3

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên ký chủ nhộng tằm. Ảnh: Phạm Nhạ.

Còn trong môi trường nuôi cấy trên ký chủ, Viện Bảo vệ thực vật sử dụng nhộng tằm còn sống và đặt ở cơ sở uy tín không sử dụng hóa chất. Sau thời gian cấy vào bên trong nhộng, đông trùng hạ thảo sẽ phát triển thành hệ kín bên trong ký chủ và sinh ra hệ thống quả thể là các đầu tua ra bên ngoài với độ cao 4-5 cm. Màu đỏ tươi trên quả thể chính là chỉ thị của chất Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ.

Tiến sĩ Nhạ cho biết, trong khi các sản phẩm bên ngoài được bán với giá một tỷ đồng mỗi kg thì Viện chỉ bán 100-120 triệu/kg với sản phẩm trên con ký chủ; và ở dạng môi trường nhân tạo tương đương 7 triệu đồng/kg.

Ông Nhạ cảnh báo, trên thị trường hiện nay có tới 70% là nấm đông trùng hạ thảo giả. Trước đây có rất nhiều cách nhận biết như nhìn vào các chân của côn trùng; hoặc ăn vào có mùi tanh của tằm; hoặc nhận biết bằng cách bẻ côn trùng ra sẽ có ruột. Nhưng hiện nay các cách này đều không có tác dụng khi các thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi hơn. “Thậm chí đến giới khoa học cũng khó có thể nhận biết đông trùng hạ thảo thật và giả”, ông Nhạ nói.

Về thành phần dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo mà nhóm nghiên cứu tạo ra, ông Nhạ cho biết, do điều kiện kinh phí, mặt khác không có mẫu so sánh trong tự nhiên, nên Trung tâm chỉ tập trung vào hai hợp chất chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch.

Kết quả Cordycepin đạt 0,14 mg/gram sinh khối và Adenosine là 0,32mg/gram sinh khối. Kết quả này cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc đang phân phối trên thị trường.

“Nấm đông trùng hạ thảo của Trung tâm còn có ưu điểm là các thành phần tạo ra đều có nguồn gốc thiên nhiên, không có hóa chất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, ông Nhạ nói thêm và cho biết, hiện nhóm đã có sản phẩm bán tới người tiêu dùng, nhưng không có đại lý phân phối, nên người có nhu cầu có thể đến Viện Bảo vệ thực vật (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) để đặt mua.

Hương Thu- Tổng hợp

Bạn nên xem thêm:

đông trùng hạ thảo Kim Lai

Sản phẩm đông trùng hạ thảo Kim Lai

phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*