Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Nếu bị rắn cắn thì nên chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn.
Cây lưỡi hùm, lưỡi hổ
Để điều trị rắn rết cắn, dân gian có những bài thuốc trị rắn cắn rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu bài thuốc của mế Nguyễn Thị Chùi – Hoà Bình – “lấy độc trị độc” chữa rắn rết cắn: khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.
Để trị rắn độc cắn dân gian còn có hai bài thuốc dùng các cây cỏ quanh ta và Phèn chua như sau:
Rễ cỏ may (cỏ tranh)
Bài 1: Cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tỉnh Hoà Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn thành bài thơ dễ nhớ sau đây:
Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may
Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì
Đều một nắm giã nát đi
Nước sôi bẩy chục mili pha rồi
Lắng trong cho uống một hơi
Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên
Nửa giờ sau hết đau rên
Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn
Tôi từng kinh tự bao lần
Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay.
Lá Lưỡi hùm tức lá cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp. Tên khoa học Sauropus rostratus mip… thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng; rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho nhiều người. Cụ Triệu rất tâm đắc viết thành bài thơ mong phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Bài 2: Vườn Y học dân tộc Đắc Lắc đã ứng dụng chữa trị nhiều năm nay bài thuốc dân gian gồm hai vị cây Kim vàng và Phèn chua. Bài thuốc có tên là “KVP”. Cây Kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulina linal thuộc họ Ôrô, có nguồn gốc từ Madagaxca Châu Phi di thực sang Việt Nam còn được gọi là Gai kim vàng, Trâm vàng lá thon nhỏ, gai dài nhọn, hoa vàng tươi, thường được trồng thay cây cảnh. Lá có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm hạ khí, bài trùng khu phong trục huyết đau tức ngực bụng tay chân tê bại. Phèn chua là loại hoá chất dễ tìm.
Cây kim vàng
Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
Bài thuốc này, Viện y học dân tộc Đắc Lắc trong 5 năm (1995 – 1999) đã chữa 410 ca, có 404 ca khỏi hẳn chỉ có một ca tử vong vì tình trạng bệnh nhân quá nặng lại ở xa nên đến viện thì quá muộn và có 4 ca khác phải chuyển viện để điều trị. Tại các hội nghị về thừa kế Y học cổ truyền tại Đắc Lắc, các bác sĩ Hoàng Đình Quý, Cao Minh Toàn, Nguyễn Thị Vân đã tích cực phổ biến giá trị bài thuốc cây Kim vàng và Phèn chua điều trị rắn độc cắn. Khuyến khích mọi người trồng cây Kim vàng và dùng bài thuốc trên khi bị rắn độc cắn. Lương y Nguyễn Văn Dũng đã dùng bài thuốc trên cứu hơn 40 người bị rắn độc cắn trở về với cuộc sống đời thường.
Nguồn: caythuocquy